Tiêu chảy là tình trạng đại tiện phân lỏng nhiều hơn 3 lần một ngày. Bệnh được chia làm 2 loại: cấp tính và mạn tính. Tiêu chảy cấp tính thường do lạnh (hàn thấp), do nhiễm trùng (thấp nhiệt) và do ăn uống (thực tích).
Đông y có những bài thuốc có thể điều trị hiệu quả tiêu chảy cấp tính đơn thuần. Khi bị tiêu chảy nặng (hơn 8 lần trong ngày) làm mất nước, mất chất điện giải có biến chứng nhiễm độc thần kinh (bệnh tả,…), bạn cần đến bệnh viện để được điều trị theo y học hiện đại càng sớm càng tốt.
Rau má
Người bị tiêu chảy cấp tính do nhiễm khuẩn (do thấp nhiệt) có biểu hiện đau bụng, đại tiện lỏng, lỗ đít nóng, phân ra thối, sốt, nước tiểu vàng đỏ, vật vã không yên, khát nước, phân vàng thâm, đôi khi nôn mửa. Cách điều trị là thanh nhiệt lợi thấp, phương hương hóa trọc. Dùng một trong các bài:
Bài 1: Củ sắn dây 50g, mã đề thảo 20g, cam thảo dây 12g. Sắc với 400 ml nước, cô lại còn 200 ml nước, chia uống 2 lần trong ngày. Trẻ em chia uống 3 – 4 lần trong ngày.
Bài 2 - Cát căn cầm liên thang gia vị: củ sắn dây 12g, hoàng cầm 10g, hoàng liên 10g, cam thảo 8g, kim ngân 10g, mộc thông 10g. Sắc uống.
Lá mơ lông
Bài 3: sắn dây 12g, kim ngân hoa 12g, mã đề 10g, rau má sao 12g, cam thảo dây 10g, hậu phác 12g, hoàng liên 10g. Sắc uống 2 – 3 lần trong ngày
Bài 4: hương nhu 20g, bông mã đề 28g, cúc tần 28g, hoắc hương 20g, mộc thông 20g. Sắc uống 2 lần trong ngày. Chữa người nóng, khát nước, ỉa lỏng tiểu tiện vàng ít.
Bài 5: rau má 200g, lá mơ 200g, búp ổi 50g, mã đề thảo 60g, sắn dây 50g, bạch biển đậu 40g. Rau má, mã đề, lá mơ dùng tươI, giã nhỏ ép lấy nước; cho thêm nước vắt lại lần 2; hợp 2 nước sấy khô, lấy bột. Sắn dây, bạch biển đậu sao vàng, tán mịn. Búp ổi sao qua, sấy ròn, tán mịn. Trộn tất cả thành bột kép. Bảo quản trong lọ kín. Liều lượng: người lớn : 1 – 2 thìa cà phê 1 lần. Trẻ em 0,5 – 1 thìa / lần; uống với nước đun sôi để nguội
Bài 6: búp lá tre tẩm nước gừng 40g, hoắc hương 12g, biển đậu 12g, hậu phác 8g, hương nhu 8g. Sắc lấy nước để uống. Nếu khát nước nhiều thì thêm cám gạo nếp sao cháy đen, thêm 3 lát gừng. Uống thay nước trong ngày.
Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc day các huyệt đại trường du, hợp cốc, nội đình, âm lăng tuyền, quan nguyên, khúc trì, túc tam lý.
Huyệt túc tam lý
Huyệt quan nguyên
Huyệt nội đinh
Huyệt hợp cốc
Huyệt đại trường du
Vị trí huyệt:
Đại trường du: Dưới gai sống thắt lưng 4, đo ngang ra 1, 5 thốn,
- Hợp cốc: Khép ngón trỏ và ngón cái sát nhau, huyệt ở điểm cao nhất của cơ bắp ngón trỏ ngón cái.
Nội đình: Nơi nối thân với đầu sau xương đốt 1 của ngón chân thứ 2, giữa kẽ ngón chân thứ 2 và thứ 3.
m lăng tuyền: Dùng ngón tay lần theo bờ trong xương ống chân, đến ngay dưới chỗ lồi xương cao nhất, đó là huyệt.
Quan nguyên: Dưới rốn 4 tấc.
- Khúc trì: Co khuỷ tay vào ngực, huyệt ở đầu lằn chỉ nếp gấp khuỷ, nơi bám của cơ ngửa dài, cơ quay 1, cơ ngửa ngắn khớp khủy.
- Túc tam lý: úp lòng bàn tay vào giữa đầu gối, đầu ngón tay giữa chạm vào xương ống chân (xương chầy), từ đó hơi xịch ra phía ngoài 1 ít là huyệt.
Lương y Thảo Nguyên